Hiện nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã với rất nhiều hãng sản xuất khác nhau. Bánh xe Việt Nam - Trung Quốc - Hàn Quốc - Đài Loan - Nhật Bản -Đức -Mỹ đều đã có bán tại thị trường. Do vậy khi chọn mua một sản phẩm ta nên xem xét cụ thể, tính toán kỹ lưỡng trước khi chọn mua sản phẩm phù hợp với tải trọng, sao cho mua được sản phẩm phù hợp với túi tiền.
A. Chi tiết khi mua và lắp ráp
1. Hướng dẫn khi mua.
Khi chọn mua bánh xe đẩy hàng nên chọn bánh xe sao cho phù hợp với công việc.
- Đường kính bánh xe nhỏ, dùng cho công việc di chuyển quãng đường ngắn.
- Đường kính bánh xe to, dùng cho di chuyển quãng đường dài
Bạn cần mua bánh xe đẩy hàng để lắp vào xe đẩy hàng trong nhà máy, kho hàng, bệnh viện, xưởng sản xuất, in ấn, bao bì hoặc chân giá kệ để di chuyển ?
a. Trước tiên phải xem xét vật liệu chở có thông số kích thước là bao nhiêu? Trọng lượng chở trên xe? Môi trường? Đường xá?...vv
Để tính tải trọng trên một bánh xe và nhân lên sao cho phù hợp với sức nâng của xe
Ta sử dụng công thức:
A = (C+D)/E
B: Trọng lượng tối thiểu của mỗi bánh đơn.
C: Trọng lượng của hệ thống sàn khung lắp với bánh xe .
D: Trọng lượng của hàng .
E: Hệ số sử dụng căn cứ trên số bánh xe đã lắp.
Về căn bản xe đẩy tay 4 bánh thì trọng lượng hàng hóa xếp lên xe sẽ đều lên 4 bánh.
Thực tế khi xếp 200kg lên xe thì mỗi bánh xe chịu tải trọng 200kg, thực tế không phải như vậy, một số vấn đề sau.
- Thứ nhất: Hàng hóa xếp không cân đều trên sàn xe.
- Thứ hai: Bánh xe không tiếp xúc đều với nền sàn nhà. Xe đẩy thực tế thường chỉ có 3 bánh xe chịu lực là chính (theo định lý 3 điểm tạo thành một mặt phẳng) ví dụ như khi ta kê giá kệ, giường tủ hay bị cập kênh phải kê lót cho chân thứ tư.
- Thứ ba: Xe đang vận hành vấp phải vật cản thì bánh xe đó sẽ chịu thêm xung lực, nếu quá lớn có thể gây hư hỏng cho bánh xe
Vậy ta nên:
- Đối chiếu với bảng thống kê tải trọng bánh xe để lựa chọn
- Tính toán kích thước sàn xe phù hợp với kích cỡ hàng chở.
b. Môi trường dùng bánh xe, nền đường xe đẩy tay di chuyển như thế nào?
Khi dùng vận chuyển hàng nên kiểm tra tải trọng cụ thể sao cho phù hợp, trong điều kiện môi trường làm việc bình thường hoặc môi trường có dầu mỡ, hóa chất, a xít, nhiệt độ.
- Đối với môi trường bình thường, hay dùng bánh xe chất liệu cao su, cao su có ưu điểm có độ đàn hồi lớn khi di chuyển êm với mặt sàn và hạn chế gây tiếng ồn, nhưng lại có nhược điểm là chịu tải không lớn. Để bảo vệ mặt nền, sàn nhà, chất liệu bánh xe nên dùng lốp cao su.
- Đối với môi trường có đầu mỡ, hóa chất, a xít, hay dùng bánh xe chất liệu nhựa PU (Poly urethane). PU có ưu điểm chịu tải nặng rất tốt, khả năng chịu mài mòn cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển không được êm, độ đàn hồi kém hơn cao su.
- Đối với môi trường nhiệt độ cao, hay dùng bánh xe Phenolic, bánh sắt, hai dạng này có ưu điểm chịu nhiệt cực tốt, khả năng chịu mài mòn rất cao nhưng lại có nhược điểm khi di chuyển có độ ồn lớn, bánh xe bằng sắt không có khả năng bảo vệ mặt sàn nhưng bánh xe loại này thường được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp đặc thù.
* Bánh xe cứng (Nylon, PA, PP) di chuyển tốt nhất trên mặt sàn công nghiệp nhẵn hoặc trên mặt nền đất cứng.
* Bánh xe mềm (như cao su, lốp hơi, PU) dùng tốt nhất trên mặt nền cứng hoặc mặt nền không bằng phẳng, có gờ mấp mô, hố, rãnh.
- Tải trọng chở của xe nên chon loại đường kính và tải trọng sao cho phù hợp tránh lãng phí và có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà tránh vỡ do tải trọng chở nặng.
- Nên sử dụng bánh xe cùng đường kính và kích thước lỗ bắt bu lông cho cùng một sàn xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 đường kính và kích thước lỗ khác nhau sẽ rất khó khăn cho công tác tháo lắp và di chuyển.