1. Hướng dẫn lắp đặt
Sử dụng bánh xe có tải trọng phù hợp với công việc. Áp dụng cách chọn mua bánh xe theo hệ số M hoặc phải có hệ số an toàn từ 1.25 trở lên phòng các tác động ngoài ý muốn như rung, xóc khi xe đẩy chở nặng vượt chướng ngại vật hoặc ổ gà.
Sử dụng bánh xe cùng Series cho cùng một hệ thống xe đẩy. Trường hợp sử dụng 2 Series khác nhau phải đảm bảo bánh xe có cùng chiều cao hoặc kê đệm thêm cho phù hợp.
Các bánh xe phải lắp cân bằng với nhau sao cho khi đặt xe đẩy trên mặt sàn phẳng, 4 bánh xe phải cùng chạm mặt sàn.
Chú ý tới bán kính xoay của bánh xe di động - không được để các đường giới hạn xoay chạm nhau.
Các bánh xe cố định phải lắp song song với nhau.
Sử dụng đúng loại bulon và ê cu, bắt chặt bánh xe với hệ thống xe đẩy trước khi sử dụng.
2. Cách lắp đặt kết hợp (xoay & cố định)
Bánh xe có thể lắp làm xe đẩy để sử dụng cho nhiều lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa và trang trí. Tuy vậy bạn không nhất thiết phải sử dụng cùng một loại bánh xe mà có thể kết hợp các loại bánh xe để tạo ra một chiếc xe đẩy phù hợp với mình. Dưới đây là một số cách lắp đặt kết hợp giữa bánh xe xoay và cố định:
Xe 3 bánh: có thể dùng dùng 3 bánh xoay hoặc kết hợp 1 bánh lái với 2 bánh xe cố định/ 2 bánh rời. Cách này tiết kiệm chi phí nhưng sẽ kém cân bằng, dễ bị lật khi di chuyển trên đường không bằng phẳng.
2 xoay, 2 cố định: là kiểu thông dụng nhất. Dùng chở hàng trên đường rộng và phải đi xa. Bánh xe cố định có tác dụng định hướng, chống gây mất lái.
4 xoay: có thể xoay và đẩy theo bất kỳ hướng nào, xe có luồn lách trong kho hàng chật hoặc ngõ nhỏ (giống như xe đẩy 4 bánh mà bạn dùng trong siêu thị).
3. Hướng dẫn sử dụng xe đẩy hàng
Tốc độ di chuyển: Trong điều kiện nhiệt độ bình thường và điều kiện mặt sàn bằng phẳng, bạn đẩy xe tăng tốc từ từ và tốc độ đẩy xe tối đa không vượt quá tốc độ đi bộ (4 - 6 km/h). Đồng thời bạn tránh các lực tác động đột ngột tới chuyển động của xe như: va chạm với chướng ngại vật trên đường, rung lắc do đường xấu, vv.... Ngoài ra bạn không nên để bánh xe, xe đẩy phải hoạt động liên tục trong thời gian dài do ma sát trong quá trình vận hành sẽ làm gia tăng nhiệt độ tại các điểm tiếp xúc và khớp nối, đẩy nhanh quá trình mài mòn.
Vệ sinh và bảo dưỡng: Thực hiện vệ sinh, loại trừ ngoại vật (sợi vải, tóc, v...) cuốn theo lốp và trục bánh xe. Bảo dưỡng và tra mỡ bôi trơn định kỳ.